Bê tông tươi là gì? Ưu nhược điểm và những tiêu chuẩn cần lưu ý

1. Khái niệm

Bê tông tươi có tên tiếng anh là Ready Mixed Concrete là bê tông trộn sẵn hay gọi là bê tông thương phẩm. Bê tông tươi là loại bê tông được tạo ra từ hỗn hợp cát, xi măng, nước và chất phụ gia, được trộn với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định và tạo ra các sản phẩm bê tông tươi theo cường độ khác nhau. Nó được trộn hoàn toàn bằng máy công nghiệp sẵn, sau đó xe bồn chở đến công trình và chỉ cần đổ.

Bê tông thương phẩm được ứng dụng cho nhiều dạng công trình khác nhau như: Nhà công nghiệp, nhà cao tầng và nhà dân dụng,…

Bê tông tươi là gì? Ưu nhược điểm và những tiêu chuẩn cần lưu ý

2. Phân loại bê tông tươi chủ yếu dựa theo mác bê tông

Theo quy định về kết cấu xây dựng, bê tông phải chịu được nhiều tác động bên ngoài như: lực nén, kéo, uốn, trượt. Nhưng lực nén là chiếm chủ yếu. Chính vì vậy, người ta thường lấy cường độ chịu nén là tiêu chí để đánh giá chất lượng mác bê tông.

– Mác bê tông sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau: từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600.

Mác bê tông 200 tức là chỉ tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông có kích thước tiêu chuẩn. Được nén 28 ngày ở trong điều kiện tiêu chuẩn đạt 200 kG/cm². Trên thực tế thì cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm² (được lấy tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).

– Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCVN 3105 : 1993, TCVN 4453 : 1995 mẫu được làm để đo cường độ là mẫu bê tông hình lập phương, kích thước 150 mm x 150mm x 150 mm.

Sau đó, được dưỡng hộ ở môi trường điều kiện tiêu chuẩn theo quy định TCVN 3105 : 1993 trong 28 ngày sau khi bê tông được ninh kết lại.

Sau 28 ngày, bê tông sẽ được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu sẽ xác định được cường độ chịu lực nén của bê tông. Đơn vị đo được tính là MPa (N/mm²) hoặc dùng daN/cm² (kg/cm²).

3. Ưu nhược điểm của Bê tông tươi

Bê tông trộn sẵn được sản xuất tự động bằng máy móc nên quản lý cốt liệu chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào. Để kiểm soát chất lượng thật tốt, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

3.1. Ưu điểm

– Chất lượng bê tông đồng đều:

Bê tông tươi được trộn tại trạm trộn theo tiêu chuẩn và được trộn bằng công nghệ máy hiện đại, tiên tiến. Các thông số được kiểm định chặt chẽ ngay từ đầu vào, giúp tạo ra thương phẩm bê tông đồng nhất về chất lượng.

– Tối ưu thời gian và nhân công

Đối với bê tông tươi được vận chuyển trực tiếp bằng xe và đổ thẳng xuống hoặc sử dụng ống nối dài linh hoạt. Vì thế, làm bê tông tươi có thể thực hiện vào ban đêm, thực hiện nhanh chóng, ko mất nhiều thời gian và chi phí nhân công như đổ bê tông tay.

– Không tốn không gian mặt bằng: Bê tông thương phẩm trộn sẵn tại nhà máy, nên không tốn không gian mặt bằng.

– Dự toán khối lượng dễ dàng: Việc dự toán khi dùng bê tông tươi sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần tính ra khối lượng bê tông dự trù sẽ không bị lãng phí thừa thiếu nhiều nguyên vật liệu.

– Bê tông tươi được lựa chọn nhiều tính năng:

Bằng cách sử dụng thêm 1 số loại phụ gia trộn vào với bê tông tươi để tạo ra nhiều tính năng khác nhau như: chống thấm, cách nhiệt, tăng độ trơn cho bê tông, tính đông kết nhanh R7, R14, R4,… nên khi sử dụng sẽ rất tiện lợi. Bằng tiện ích này sẽ giúp cho công trình được đẩy nhanh tiến độ các bước tiếp theo.

3.2. Nhược điểm

– Người mua khó quản lý chất lượng đầu vào hỗn hợp bê tông

Việc theo dõi, kiểm soát và kiểm định tiêu chuẩn bê tông thương phẩm khá khó khăn. Nhiều đơn vị sử dụng đá non dễ vỡ, xi măng hết hạn, hay tỉ lệ pha trộn không đạt tiêu chuẩn….

Chính vì thế, qúy vị cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn đơn vị trạm trộn uy tín, nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình.

– Bê tông bảo quản sai cách

Bê tông được trộn sẵn nên sẽ mất một thời gian di chuyển đến công trình. Do đó, nếu không được bảo quản đúng cách thì bê tông sẽ giảm chất lượng. Bị khô hoặc đóng đông lại ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

– Mức giá thành

Công trình quy mô nhỏ, ở xa so với đường trục chính, thì chi phí sử dụng bê tông tươi sẽ cao hơn hoặc bằng bê tông thủ công. Vì thế, những công trình nhà nhỏ không khuyến khích dùng xe bồn đổ bê tông.

4. Cách Kiểm tra chất lượng bê tông tươi

Bê tông tươi có rất nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên có nhiều trạm trộn vì lợi ích mà không trộn theo tiêu chuẩn, người mua khó quản lý chất lượng bê tông. Đây là nỗi lo lắng, lăn tăn của nhiều chủ đầu tư. Để giải quyết lăn tăn này thì Apollo Việt chia sẻ đến Qúy vị cách kiểm tra chất lượng bê tông trước và sau khi đổ:

4.1. Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ

– B1: Ước lượng được khối lượng bê tông cần sử dụng

– B2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra độ sụt bê tông

– B3: Sử dụng bê tông tươi để hỗn hợp được trộn đều

– B4: Kiểm tra độ sụt và đúc mẫu sẽ chính xác hơn

– B5: Cuối cùng tháo khuôn ngâm mẫu tại công trình với mẫu đã lưu để đánh giá chất lượng

kiem-tra-do-sut-be-tong

4.2. Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi sau khi đổ

Khi đổ bê tông tươi Qúy vị lưu lại mẫu bê tông để kiểm định về chất lượng, cụ thể:

Cách 1: Ép mẫu bê tông

Máy ép bê tông

Lấy mẫu bê tông trực tiếp trước khi đổ và lưu lại, bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn ở độ tuổi 28 ngày. Sau 28 ngày, bạn sẽ mang mẫu bê tông này để đo ứng suất phá hủy mẫu nhằm xác định cường độ chịu nén của bê tông đó với đơn vị tính là MPa (N/mm²) hay daN/cm² (Kg/cm²)

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN) 4453:1995 có ghi:

” Cường độ chịu nén của bê tông sau khi kiểm tra ở 28 ngày tuổi bằng ép mẫu tại hiện trường. Nếu giá trị trung bình của từng tổ mẫu trong thí nghiệm không nhỏ hơn mác thiết kế là đạt yêu cầu. Trong đó, không được mẫu nào có cường độ <85% mác thiết kế”

Cách 2: Khoan mẫu

Thí nghiệm nén mẫu bê tông kiểm tra chất lượng bê tông

B1: Khoan lấy mẫu bê tông cần kiểm tra

B2: Lấy dấu rồi cắt phẳng hai đầu khối mẫu đó

B3: Kiểm tra các thông số kỹ thuật của mẫu bao gồm khoảng cách cốt thép đường kính

B4: Kiểm tra lại về độ phẳng

B5: Đưa mẫu vào máy kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông

Gia tải mẫu từ từ với tốc độ khoảng từ 2:10daN/cm2 đến khi mẫu được phá hủy

Việc kiểm tra chất lượng bê tông giúp dự đoán được tuổi thọ của công trình đó

5. Những tiêu chuẩn về bê tông tươi cần lưu ý

5.1. Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp

Để chất lượng cọc bê tông tươi được đạt theo yêu cầu của chủ đầu tư. Người sản xuất bê tông và khách hàng mua bê tông có thể lựa chọn theo 1 trong 2 phương thức sau đây.

– Phương thức 1: Người sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trong việc chọn thành phần các vật liệu hỗn hợp. Đảm bảo sao cho đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

– Phương thức 2: Khách hàng sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc chọn thành phần nguyên liệu bê tông. Người sản xuất cần đảm bảo sản xuất sao cho đúng thành phần họ đã chọn.

Sau đó 2 bên sẽ thỏa thuận thống nhất về cách nhận biết với bê tông để tránh nhầm lẫn khi nhận bê tông tại công trình.

5.2. Tiêu chuẩn về vật liệu

– Xi măng

Chất lượng xi măng phải đảm bảo theo TCVN – 2682 – 99 – Xi măng Pooclăng và TCVN 6260 – 97 – Xi măng Pooclăng hỗn hợp.

Trước khi trộn, phải kiểm tra chất lượng xi măng theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587: 1989 (E))- Xi măng và TCVN 6017- 1995 (ISO-9587: 1989 (E))- Xi măng. Riêng đối với xi măng nhập ngoại, chất lượng sẽ được kiểm tra theo sự thống nhất của 2 bên.

– Cốt liệu

Cốt liệu được dùng theo TCVN – 1770 – 86 và TCVN – 1771 – 86 tiêu chuẩn về cát sỏi, đá xây dựng. Chỉ được phép dùng theo những hệ thống tiêu chuẩn khác khi bên mua có yêu cầu sử dụng.

Kho bãi chứa vật liệu phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khu phân loại rõ ràng không để chồng lẫn lên nhau. Yêu cầu có hệ thống sàng rửa đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng về bảo dưỡng bê tông trong quá trình thi công.

– Nước để trộn bê tông

Nước trộn bê tông đáp ứng theo tiêu chuẩn TCVN – 4506 -87. Nếu là nước sạch được cấp trong thành phố. Nước phải được tiến hành thí nghiệm nước đạt các chỉ tiêu theo TCVN – 4506 – 87 nước cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật.

– Phụ gia

Các chất liệu phụ gia trong bê tông bọt khí và bê tông thuỷ công cần phải đạt chứng chỉ chất lượng hoặc của đơn vị sản xuất. Điều này cần được làm thí nghiệm kiểm chứng của bên sản xuất bê tông tươi. Đảm bảo phụ gia đạt chứng chỉ còn giúp tường bê tông cốt thép có khả năng chịu tải chuẩn và sử dụng được bền lâu hơn.

– Tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Độ sụt bê tông chính và sai số sụt cho phép phải là phù hợp với các thiết bị thi công, kết cấu bê tông, cấu kiện. Và tính chất bề mặt của bê tông do khách hàng quy định đối với người sản xuất.

Nếu sai số sụt không được khách hàng quy định, sẽ sử dụng sai số sụt theo bảng sau:

Độ sụt yêu cầu Sai số độ sụt cho phép

Từ 50 đến 100 mm ± 20mm

Lớn hơn 100 mm ± 30mm

Người sản xuất bê tông tươi sẽ có trách nhiệm đảm bảo độ sụt ở chân công trình theo đúng yêu cầu bên mua hàng. Khi giao hàng, phải thử độ sụt của từng xe bê tông hoặc khi thi công khối lượng lớn có thể thử độ sụt đột xuất có sự giám sát của bên mua.

Hỗn hợp bê tông được tạo ra cần đưa vào sử dụng trong 30 phút. Kể từ lúc bê tông được đưa đến công trình hoặc sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu. Và sau khi được đổ ra khỏi xe sau 30 phút, nếu chưa kịp đổ bê tông vào khu vực công trình. Người sản xuất sẽ không phải chịu trách nhiệm về độ sụt trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước đó.

– Các tiêu chuẩn đo lường

Xi măng Xi măng được cân theo trọng lượng, sai số ±1% khối lượng xi măng
Cốt liệu – Cốt liệu cân theo trọng lượng. Trọng lượng cốt liệu trong cấp phối gồm trọng lượng cốt liệu khô + Ttrọng lượng nước trong cốt liệu với độ chính xác là ±3% trọng lượng hỗn hợp.

– Chỉ tiêu về liều lượng và cốt liệu phải đảm bảo để người vận hành máy có thể đọc được chính xác trước khi nạp vật liệu vào nơi trộn.

Nước -Nước trộn bao gồm :

+ Nước cho vào mẻ trộn

+ Nước do độ ẩm của vật liệu

+ Nước trong phụ gia cho vào bê tông

Nước được đong theo thể tích với sai số ±1% tổng lượng nước.

– Đong nước bằng thiết bị có khả năng cấp cho mẻ trộn lượng nước với độ chính xác cao.

– Bố trí thiết bị không bị ảnh hưởng bởi thay đổi của áp suất nước.

Phụ gia

 

– Phụ gia ở dạng bột: Tính theo trọng lượng Kg

– Phụ gia ở thể lỏng: Tính theo Trọng lượng hoặc Thể tích

– Độ chính xác: sai số trong khoảng ±1% trọng lượng yêu cầu.

Lưu ý: Khi cân đong các thành phần vật liệu bê tông tươi phải thực hiện 1 cách chính xác. Được kiểm soát tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước.

Những chia sẻ của chúng tôi về bê tông tươi trên đây hi vọng sẽ giúp quý vị lựa chọn và sử dụng bê tông tươi hiệu quả, nhằm tối ưu chi phí, thời gian thi công và chất lượng công trình được tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *