Quy chuẩn xây dựng khu công nghiệp của nhà nước

Quy chuẩn xây dựng khu công nghiệp là quy định mà mọi doanh nghiệp phải tuân theo để được cấp quyền thi công và tránh những sai phạm không đánh có. Bên cạnh đó, áp dụng quy chuẩn xây dựng góp phần giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, tránh gây ra các tác động xấu đến môi trường. Hãy tìm hiểu ngay!

1. Quy chuẩn xây dựng khu công nghiệp của Nhà nước

Đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, quy định của Nhà nước là điều tiên quyết để xây dựng khu công nghiệp. Những nội dung này được căn cứ theo văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng – QCVN 01:2019/BXD. Theo đó, khu công nghiệp phải đảm bảo:

  • Các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị.
  • Đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ độc hại cấp I, cấp II phải bố trí xa khu vực dân dụng. Cấp độc hại và khoảng cách an toàn môi trường (ATMT) tuân thủ theo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ. Hoặc phải xác định bằng công cụ đánh giá tác động môi trường. Hoặc dựa trên các dự án tương tự.
  • Trong khoảng cách ATMT, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh. Không quá 40% diện tích đất bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm XLNT, trạm trung chuyển CTR.
  • Đất xây dựng phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng đô thị.
  • Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào loại hình, tính chất của khu công nghiệp, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng.
  • Mật độ xây dựng thuần trong lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng tối đa là 60%.

1.1. Yêu cầu chung

Tất cả các khu vực thuộc đối tượng quy hoạch như: khu công nghiệp (cụm công nghiệp), khu công nghệ cao, khu chế xuất phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường. Hạn chế đến mức tối thiểu việc gây ra các tác động xấu ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh.

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được đặt cách xa khu vực sản xuất

Phải thực hiện quy hoạch ngoài khu vực xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ độc hại cấp I hoặc cấp II. Việc xác định cấp độ độc hại và khoảng cách an toàn phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

LƯU Ý: Đối với các trường hợp chưa có đánh giá tác động môi trường hoặc chưa có các dự án tương tự để làm chuẩn thì có thể sử dụng các giá trị được liệt kê trong phụ lục 3 của TCVN 4449:1987 để tham chiếu.

Nếu có yếu tố ở tại các khu chức năng dân dụng nằm trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp thì phải áp dụng quy định tại các mục 2.2, mục 2.3 và mục 2.4 trong QCVN 01:2019/BXD. Đối với trường hợp thực hiện tổ chức không gian cho các khu năng dân dụng trực thuộc khu công nghiệp phải áp dụng quy định tại mục 2.6 của QCVN 01:2019/BXD.

1.2. Khoảng cách an toàn về môi trường

Bên cạnh việc tuân thủ mật độ xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp. Khi xây dựng, các khu vực có thể gây ô nhiễm trong khu công nghiệp: nhà xưởng, kho chứa, phế thải… cần phải được đảm bảo về khoảng cách an toàn môi trường.

Quy chuẩn xây dựng khu công nghiệp của nhà nước
Khu công nghiệp được xây dựng tại một vùng đất biệt lập tách biệt với môi trường bên ngoài bằng hàng cây chắn

Xung quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc kho tàng tích trữ phải được thiết kế bố trí dải cây xanh với chiều rộng trên 10m nhằm cách lý chúng với môi trường sống bên ngoài.

Theo quy định trong QCVN 01:2019/BXD, trong khoảng cách an toàn môi trường khu công nghiệp chỉ được quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, bãi gửi xe, nhà bảo vệ, cổng, hàng rào chắn, công trình cấp điện, nhà máy xử lý nước thải, các trạm xử lý nước thải, cổng, khu vực xử lý chất thải rắn, các trạm trung chuyển chất thải rắn, các công trình công nghiệp và kho chứa rác.

Trong khoảng cách an toàn môi trường tuyệt đối không được phép xây dựng, bố trí các công trình dân dụng.

1.3. Sử dụng đất

Vùng đất được quy hoạch để xây dựng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao hay khu chế xuất phải thật phù hợp với tiềm năng phát triển của xã hội trong tương lai.

Tùy thuộc vào loại hình hoạt động, tính chất sản xuất, diện tích khu vực đất xây dựng mà tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất là khác nhau. Tuy nhiên, vẫn cần phải đáp ứng được các quy định trong bảng tổng hợp dưới đây.

Cây xanh chiếm ít nhất 10% diện tích đất toàn bộ khu công nghiệp

Các lô đất quy hoạch để xây dựng nhà máy có mật độ xây dựng thuần đạt tối đa 70%. Riêng đối với các lô đất được sử dụng để xây dựng nhà máy có từ 5 sàn sản xuất thì mật độ xây dựng thuần tối đa đạt 60%.

Loại đất Tỷ lệ (% diện tích toàn khu vực)
Các khu kỹ thuật 1
Cây xanh 10
Giao thông 10
LƯU Ý: Khu vực đất sử dụng trồng cây xanh và xây dựng đường giao thông trên không bao gồm đất trồng cây xanh và xây dựng đường giao thông trong khuôn viên lô đất của từng cơ sở sản xuất

2. BME GROUP – Đơn vị xây dựng công nghiệp đáp ứng quy chuẩn của nhà nước

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, BME Group được biết đến là đơn vị thi công, xây dựng nhà xưởng, các công trình công nghiệp hàng đầu. Nhận được sự tin tưởng của khách hàng, BME Group đã từng triển khai qua nhiều dự án .

Đội ngũ nhân lực BME Group cam kết mang đến công trình phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy với sự hỗ trợ của hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầy đủ, BME Group đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. Cam kết tiến độ thi công tiến hành theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Được biết đến là một trong những công ty xây dựng công nghiệp hàng đầu, BME Group luôn cung cấp mức giá cạnh tranh, phải chăng và nhiều ưu đãi nhất cho khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *